ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI TRUNG TÂM Y TẾ ÂN THI NĂM 2024
Tỷ lệ mắc tăng huyết áp (THA) vẫn không ngừng gia tăng không những trên thế giới mà ngay tại Việt Nam. Trên toàn cầu hiện có 1,4 tỷ người THA. Các nghiên cứu cho thấy bệnh tăng huyết áp rất phổ biến với 25% đến 30% người dân trong cộng đồng mắc, bệnh có thể gặp ở tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia đã phát triển cũng như các quốc gia đang phát triển. Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi và có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống của người bệnh [2],[3], [4]. Nghiên cứu từ 154 quốc gia trên Thế giới do tác giả Harlan và cộng sự (năm 2017) ước tính tăng huyết áp đặc biệt là huyết áp tâm thu chiếm 14% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới và làm mất đi 143 năm sống hoàn toàn khỏe mạnh cho cư dân toàn cầu [3]. Do vậy, tăng huyết áp hiện đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu và đang đặt ra nhiều thách thức cho các quốc gia trên thế giới do bệnh có xu hướng tăng lên, để lại những gánh nặng về mặt sức khỏe, xã hội và kinh tế cho các quốc gia [5],[6],[7]. Ở Việt Nam, tăng huyết áp là một vấn đề y tế công cộng có tỷ lệ mắc khá cao, hiện tại ước tính có khoảng 12,5 triệu người mắc tăng huyết áp (chiếm 20% người trưởng thành) [2] .
Điều trị THA phải đầy đủ, liên tục, lâu dài. Việc tuân thủ điều trị quyết định đạt mục tiêu điều trị và giảm các biết chứng do tăng huyết áp và duy trì chất lượng cuộc sống. Mức độ tuân thủ của người bệnh ảnh hưởng đến kết quả điều trị và tăng nặng mức độ bệnh và ảnh hưởng đến dự phòng tai biến bênh tăng huyết áp. Các nghiên cứu về tuân thủ điều trị cho thấy trên thực tế việc tuân thủ điều trị THA còn rất thấp. Khảo sát tình trạng bỏ điều trị ở người bệnh đã từng khám và điều trị ở bệnh viện Trưng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Đỗ Công Tâm cho biết sau khi rời phòng khám 6 tháng đã có tới 79% người bệnh bỏ trị [8]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Phương năm 2011 trên đối tượng người bệnh tăng huyết áp 25-60 tuổi ở 4 phường thành phố Hà Nội cho thấy tỷ lệ NB tuân thủ điều trị chung đạt 44.8% [9]; Tác giả Đặng Thị Thu Huyền và cộng sự khi nghiên cứu thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý điều trị tại xã Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương năm 2018 cũng phát hiện tỷ lệ tuân thủ điều Đề tài tăng huyết áp 2024 cấp cơ sở 04.12.docxtrị chung đạt 39.9% [10]. Một nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 405 người bệnh tuổi từ 25 tuổi trở lên đang điều trị ngoại trú tại khoa Khám - Bệnh viện Trường Đại học Tây Nguyên năm 2020. Số liệu được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp dựa trên bộ câu hỏi đã soạn sẵn. Kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh tuân thủ điều trị tăng huyết áp là 16% [11].
Trung tâm Y tế huyện Ân Thi là trung tâm thuộc Sở Y tế tỉnh Hưng Yên đóng trên địa bàn huyện Ân Thi. Nhiệm vụ của trung tâm là khám và chữa bệnh cho người dân. Hiện tại, trung bình mỗi ngày trung tâm đón hàng trăm người bệnh đến khám bệnh, trong đó có hàng chục người bệnh THA. Câu hỏi đặt ra là việc tuân thủ điều trị của người bệnh THA tại trung tâm y tế như thế nào? Các yếu tố liên quan tại đây ra sao vẫn là một câu hỏi đang bỏ ngỏ. Tại trung tâm hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá việc tuân thủ điều trị của người bệnh THA điều trị ngoại trú cũng như các khó khăn, thuận lợi trong việc tuân thủ điều trị của bênh nhân THA. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài:“Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở người bệnh tăng huyết áp tại Trung tâm y tế Ân Thi năm 2024” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị ở người bệnh tăng huyết áp được quản lý tại phòng khám huyết áp trung tâm y tế Ân Thi năm 2024.